Tư nhân hóa: từ 1992 tới 2006 Qantas

Ex-Australian Airlines Boeing 737–400 VH-TJE in Qantas livery. This was the first 737-400 delivered into Australia.

Chính phủ Australia bán hãng hàng không nội địa Australian Airlines cho Qantas vào tháng 08-1992, tạo điều kiện cho hãng đi sâu vào thị trường nội địa. Qantas được tư nhân hóa vào tháng 03-1993, trong đó British Airways nằm 25% cổ phần trị giá 665 triệu đô la Australia.[27] Sau một vài lần trì hoãn, phần còn lại của Qantas được chuyển đổi vào năm 1995. Cổ phần của hãng được phát hành vào tháng 6 và 7 cùng năm trong đó chính phủ nhận được 1.45 tỉ đô Úc. Số cổ phần còn lại được phát hành vào năm 1995 tới 1997.[28] Investors outside Australia took a strong interest in the float, securing 20% of the stock which, together with British Airways 25% holding, meant that, once floated on the stock exchange, Qantas was 55% Australian owned and 45% foreign owned.[29] Theo Luật, 51% cổ phần của Qantas phải được sở hữu bởi các cổ đông Australia.

Năm 1998, Qantas cùng với American Airlines, British Airways, Canadian Airlines, và Cathay Pacific sáng lập ra liên minh hàng không Oneworld. Liên minh này chính thức hoạt động vào tháng 02-1999,[30], cũng trong năm đó IberiaFinnair tham gia vào liên minh này. Oneworld cung cấp cho hành khách một mạng lưới đường bay khắp toàn cầu. Các hãng hàng không liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, nhằm hạ thấp chi phí.

Na9m 2000, Qantas đặt hàng 12 chiếc Airbus A380-800 và có thể thêm 12 chiếc nữa. Ngày 29-10-2006, hãng đặt thêm 8 chiếc loại này, nâng tổng số máy bay trong đơn đặt hàng lên 20 chiếc. Qantas là hãng hàng không thứ ba trên thế giới nhận được máy bay này sau Singapore AirlinesEmirates.[31][32]

Two Boeing 737-800s taxiing to the runway at Adelaide Airport

Đối thủ chính của Qantas trên các đường bay nội địa là Ansett Australia phá sản vào ngày 14-09-2001,[33] điều này làm cho phân mảng thị trường của Qantas ngay lậptức được nâng lên gần 90%, 10% còn lại do hãng hàng không giá rẻ Virgin Blue nắm giữ. Nhân dịp này, Qantas đặt hàng thêm máy bay Boeing 737-800, máy bay này được giao 3 tháng sau đó.[34]Đây là một khoảng thời gian giao hàng ngắn hiếm thấy bởi lúc đó, tại Mỹ vừa xảy ra sự kiện 11-09 và hậu quả của nó là ngành hàng không Mỹ suy giảm một cách đáng kể. Do đó, American Airlines cũng không cần thêm số máy bay mà họ đã đặt hàng trước đó. Do đó Qantas đã nhận về những chiếc máy bay này với điều kiện vẫn giữ nguyên thiết kế nội thất của American Airlines.[35]

Cùng thời điểm đó, Virgin Blue công bố rằng hãng sẽ mở rộng vào tháng 10-2001,[36] điều này đã làm cho phân khúc thị trường nội địa của Qantas giảm xuống còn 60%. Để đối phó với việc phân khúc thị trường nội địa của mình có thể bị giảm thêm nữa, Qantas đã thành lập ngay hãng hàng không giá rẻ Jetstar. Điều này đã làm cho phân khúc thị trường nội địa của Qantas giữ vững ở mức 65% và 35% còn lại dành cho Virgin Blue và các hãng khác.

Boeing 747–438 on Final Approach to 27L at London Heathrow Airport

Qantas cũng mở rộng mạng lưới của mình tại thị trường hàng không nội địa New Zealand, bắt đầu bằng việc trở thành cổ đông của Air New Zealand và sau đó tiếp quản việc nhượng quyền của Ansett New Zealand. Năm 2003, Qantas thất bại trong việc mua lại một số lượng lớn cổ phần của Air New Zealand. Tiếp theo đó, Qantas đã tăng sức cạnh tranh của mình trên các tuyến bay giữa Australia và New Zealand bằng cách đưa Jetstar vào khai thác các tuyến bay này. British Airways bán lại 18.5% cổ phần của mình trong Qantas vào tháng 09-2004 với giá 425 triệu bảng Anh.[37]

Qantas established its low-cost subsidiary Jetstar Airways in 2003

Ngày 13-12-2004, chuyến bay đầu tiên của Jetstar Asia Airways cất cánh từ Singapore đi Hong Kong, chính thức đưa Qantas vào thị trường hàng không giá rẻ châu Á. Qantas sở hữu 44.5% cổ phần của hãng này.

Ngày 14-12-2005, Qantas công bố một đơn đặt hàng 115 máy bay 787–8787–9.[38] Qantas sẽ dùng các máy bay này để thay thế đội bay 767–300 cũng như tăng năng lực vận chuyển cũng như khai thác các đường bay mới. Jetstar cũng khai thác 15 máy bay trong số này trên các đường bay quốc tế.[39] Công bố này được đưa ra sau một thời gian dài cạnh tranh giữa Boeing và Airbus nhằm thỏa mãn yêu cầu của hãng trong việc làm mới đội bay cũng như các đường bay trong tương lai. Chiếc 787s đầu tiên, theo thỏa thuận, sẽ được giao vào tháng 08-2008 và 787-9s sẽ được giao vào năm 2011. Tuy nhiên, ngày 10-04-2008, Qantas tuyên bố rằng việc giao máy bay này sẽ bị trễ khoảng 15 tháng. Geoff Dixon, CEO của Qantas nói rằng hãng sẽ tính toán thiệt hại của việc chậm trễ này với Boeing và sẽ dùng số tiền đó để thuê máy bay thay thế. Qantas đã đàm phán cho việc thuê lại 6 chiếc Airbus A330 để Jetstar khai thác các đường bay quốc tế.[40]

Mặc dù Qantas không lựa chọn máy bay Boeing 777-200LR, nhưng hãng vẫn đang tìm mua máy bay để bay chặng Sydney - London mà không phải quá cảnh.[41]

VH-QPH, an Airbus A330-300, in Singapore.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Qantas http://www.auspost.com.au/BCP/0,1080,CH3594%257EMO... http://www.designawards.com.au/application_detail.... http://www.heraldsun.com.au/news/national/qantas-t... http://www.qantas.com.au/fflyer/dyn/partners/card http://www.qantas.com.au/fflyer/dyn/program/status... http://www.qantas.com.au/info/about/history/detail... http://www.qantas.com.au/info/about/history/detail... http://www.qantas.com.au/info/about/history/detail... http://www.qantas.com.au/info/about/history/detail... http://www.qantas.com.au/info/about/history/detail...